VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRUNG TÂM HOA SAO

  1. Vị Trí- Chức năng của Trung tâm
  2. Vị Trí

Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Hoa Sao là đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, hoạt động trợ giúp người khuyết tật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên theo quy định của pháp luật.

Trung tâm Hoa Sao có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng để giao dịch hoạt động.

Trung tâm chịu sự quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trụ sở của trung tâm đặt tại: tổ 2- khu 3b- Phường Giếng Đáy – Tp.Hạ Long- T.Quảng Ninh.

Điện thoại: 0977.155.637

  1. Chức năng

Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Hoa Sao( sau đây gọi tắt là Trung tâm) có các chức năng sau đây:

Tham mưu cho Sở Giáo dục – Đào tạo và hướng dẫn cho các huyện và các ban ngành đoàn thể, phụ huynh trẻ khuyết tật về những vấn đề có liên quan đến chăm sóc, can thiệp sớm, giáo dục, hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ khuyết tật.

Bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho các cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên và các cán bộ có liên quan về công tác chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng , hướng nghiệp và dạy nghề cho trẻ khuyết tật.

Tiến hành phát triển các kĩ năng đặc thù cho trẻ khuyết tật tại Trung tâm và chuyển giao các phương pháp trên đến giáo viên, các cán bộ, phụ huynh tại địa phương.

Tham gia điều hành công tác chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật ; Phát hiện khuyết tật(trong đó có trẻ tự kỷ), để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp; tư vấn tâm lý; sức khỏe; giáo dục; hướng nghiệp để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp; hỗ trợ trẻ khuyết tật tại gia đình, tại cơ sở giáo dục và tại cộng đồng; cung cấp nội dung , thiết bị, tài liệu dậy học đặc thù phù hợp với từng dạng tật, từng khó khăn đặc trưng của trẻ.

Tiến hành hướng nghiệp, dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho trẻ và thanh niên khuyết tật.

Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về công tác chăm sóc, giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề cho trẻ và thanh niên khuyết tật.

  1. Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm
    • Nhiệm vụ
  1. Phát hiện khuyết tật, can thiệp giáo dục sớm người khuyết tật

–  Chủ trì, phối hợp với người khuyết tật, gia đình có người khuyết tật và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phát hiện khuyết tật và xác định ảnh hưởng của khuyết tật đối với việc giáo dục người khuyết tật.

– Chủ trì, phối hợp với người khuyết tật, gia đình có người khuyết tật và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc xây dựng và thực hiện chương trình can thiệp giáo dục sớm người khuyết tật, bao gồm: xác định năng lực, nhu cầu của người khuyết tật, xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch, thực hiện các biện pháp can thiệp giáo dục sớm và đánh giá kết quả can thiệp giáo dục.

  1. Tư vấn giáo dục người khuyết tật

–  Tư vấn cho người khuyết tật và gia đình có người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với người khuyết tật.

– Tư vấn cho người khuyết tật và gia đình có người khuyết tật tới các cơ sở chăm sóc, giáo dục, hướng nghiệp phù hợp với nhu cầu tâm lý, sức khỏe của người khuyết tật.

  1. Hỗ trợ người khuyết tật

–  Phát triển và rèn luyện các kĩ năng xã hội cho người khuyết tật trước tuổi đi học.

–  Phục hồi chức năng đáp ứng nhu cầu giáo dục của người khuyết tật tại gia đình và cộng đồng.

– Rèn luyện các kĩ năng đặc thù đáp ứng nhu cầu giáo dục của người khuyết tật.

– Hướng nghiệp, giới thiệu và hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật.

–  Liên hệ với các dịch vụ phù hợp cho người khuyết tật, gia đình có người khuyết tật.

– Tổ chức cho người khuyết tật tham gia các hoạt động xã hội tại cộng đồng.

– Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ cần thiết khác cho người khuyết tật.

 

  1. Bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực

Tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên (các trường mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, thành viên của các tổ chức quần chúng, thân nhân trẻ khuyết tật, nhóm hỗ trợ cộng đồng, các tình nguyện viên…) các kiến thức và kỹ năng về can thiệp sớm, chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ ;

– Xây dựng nội dung chương trình, bồi dưỡng phương pháp và chuyển giao công nghệ giáo dục khuyết tật cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và những người có liên quan; tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật.

– Tập huấn đội ngũ cộng tác viên, nhân viên y tế về phục hồi chức năng, sử dụng những phương tiện phục hồi chức năng hiện đại, cách làm và sử dụng phương tiện phục hồi chức năng bằng nguyên liệu sẵn có tại địa phương và gia đình trẻ khuyết tật;

– Hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật tại gia đình;

– Tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm về can thiệp sớm, phương pháp giáo dục – dạy học hòa nhập và các kỹ năng đặc thù cho trẻ có khó khăn về học, trẻ khiếm thính, kiếm thị , khó khăn về vận động, trẻ khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp…

– Tiến hành xác định khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật về các mặt giáo dục, can thiệp y tế, và hỗ trợ cộng đồng;

– Cung cấp sách giáo khoa chuyển đổi bằng chữ nổi Braille, thiết bị, tài liệu đối với người khiếm thị; sách giáo khoa chuyển đổi bằng ngôn ngữ ký hiệu, thiết bị, tài liệu đối với người khiếm thính; tài liệu, thiết bị hỗ trợ người khuyết tật trí tuệ, người khuyết tật ngôn ngữ và người khuyết tật dạng khác.

  1. Tham gia điều hành hoạt động can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập

– Tham mưu cho sở GD & ĐT về việc định hướng xây dựng và phát triển công tác chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật trên địa bàn toàn tỉnh.

– Giải đáp mối quan tâm về nhu cầu chăm sóc, giáo dục và khả năng phát triển của trẻ khuyết tật.

– Giúp gia đình trẻ khuyết tật và cộng đồng hiểu rõ về đặc điểm phát triển của trẻ, cách chăm sóc, giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ phát triển và hòa nhập cuộc sống.

– Xây dựng các biểu mẫu quản lí và hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục hòa nhập.

– Tuyên truyền, vận động trẻ khuyết tật tới trường.

– Điều phối lực lượng, đội ngũ chuyên môn của cộng đồng và trung tâm theo dõi, kiểm tra và trực tiếp tháo gõ những khó khăn trong công tác can thiệp sớm giáo dục trẻ khuyết tật.

  1. Hướng nghiệp và dậy nghề :

– Xác định khả năng, nhu cầu nghề nghệp của thanh thiếu niên khuyết tật và gia đình.

– Điều tra, khảo sát phân loại, tìm kiếm các nghề, làm việc phù hợp hiện có ở địa phương, tổ chức cho thanh thiếu niên khuyết tật tham quan các cơ sở sản xuất, thử làm quen với nghề.

– Vận động và phối hợp với ngành lao động, thương binh và xã hội, các tổ chức xã hội và các cơ sở sản xuất khác trên địa bàn cùng tham gia vào công tác hướng nghiệp, chuẩn bị các cơ sở dậy nghề, đào tạo nghề, đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm…cho thanh thiếu niên khuyết tật.

– Phối hợp và tổ chức các hình thức dậy nghề : cá nhân, gia đình, liên gia, dậy nghề tập trung tại trung tâm, phân tán, cử gửi vào học nghề hòa nhập tại các đơn vị sản xuất.

– Đầu mối các tổ chức, ban nghành, đoàn thể, cá nhân mong muốn đóng góp sức lực, nhân lực cho trẻ và gia đình trẻ khuyết tật. Tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm và tham gia nghiên cứu trong nước, khu vực và quốc tế.

– Chức năng đào tạo : hỗ trợ phát triển, đào tạo nhân lực, tư vấn chuyển giao kiến thức về giáo dục hòa nhập cho các địa phương.

2.2. Quyền hạn của trung tâm

– Tổ chức phát triển, rèn luyện các kỹ năng đặc thù, các hoạt động can thiệp sớm và giáo dục khác nhằm cho trẻ khuyết tật sớm được hòa nhập.

– Được lựa chọn cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông để tiến hành giáo dục khi trẻ khuyết tật đến rèn luyện các kỹ annưg đặc thù tại trung tâm.

– Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh.

– Quản lý , sử dụng đất đai, cơ sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

– Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục.

– Tổ chức cho giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội.

– Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.